Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát được phản ánh qua một số chỉ số như PPI, CPI…
CPI là chỉ số giá tiêu dùng, CPI là 1 thước đo lạm phát nhưng ở góc độ hẹp hơn khi tính trên 1 rổ hàng hóa tiêu dùng. CPI sẽ phản ánh tốt hơn, sát hơn thực tế tình hình đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân.
Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác “leo thang”.
Ví dụ giá xăng tăng kéo theo giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, giá phân bón tăng…
Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên từ đó tạo ra lạm phát.
Ví dụ: Cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina diễn ra, khiến cho giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao dẫn tới lạm phát.
Xảy ra khi một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo mặt hàng thay thế cũng tăng giá theo, từ đó xảy ra lạm phát gia tăng do giá hàng hóa thay thế tăng.
Ví dụ: Giá dầu khi tăng cao, từ đó giá cao su nhân tạo tăng, nó sẽ khiến cầu về cao su thiên nhiên tăng từ đó khiến giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát.
Ví dụ: Do nhu cầu sản xuất chip tăng mạnh trên thế giới khiến cầu phốt pho tăng mạnh, từ đó xuất khẩu phốt pho tăng khiến giá phốt pho tăng cao ở trong nước.
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Ví dụ: Giá than thế giới đã tăng gấp 2 lần vào đầu năm 2022 từ đó khiến cho giá sản phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh.
Xảy ra khi lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tăng rất mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn nhiều khiến lạm phát tăng cao.
VD: Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 Việt Nam cung tiền ra thị trường tăng lên đến 30%-40%, trong khi đó GDP chỉ tăng mỗi năm từ 5-7%, từ đó khiến cho lạm phát năm 2011 tăng phi mã với gần 20%.
Nếu duy trì lạm phát ở mức 2-5% sẽ là rất tốt cho nền kinh tế các nước phát triển và 10% với các nước đang phát triển bởi nó đem lại một số lợi ích như:
Tóm lại, lạm phát không chỉ đơn thuần là một yếu tố kinh tế vĩ mô mà nó tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội của người dân. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có những cái nhìn chính xác nhất về các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát.
500 Nhà Đầu Tư kinh nghiệm
cùng THIEN AN INVESTOR